Gần đây, Hội nghị quốc tế SoICT (Symposium on Information and Communication Technology) vừa chấp nhận bài báo “Lite FPN_SSD: A Reconfiguration SSD with Adapting Feature Pyramid Network for Small Object Detection” do bạn Nguyễn Đặng Đức Mạnh - sinh viên năm 2 khoa Khoa học Máy tính thực hiện.
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Đức Mạnh xoay quanh câu chuyện bài báo được đăng tải này nhé.
Chàng sinh viên năm 2 hoàn thành xuất sắc bài báo nghiên cứu khoa học
1. Đâu là nguồn động lực để bạn thực hiện nghiên cứu khoa học khi chỉ mới năm 2?
Năm đầu tiên đại học, mình có nhiều thời gian rảnh và thường dùng vào việc chơi game. Sau nhận ra điều này quá lãng phí thời gian, mình tìm tòi và học hỏi nhiều kiến thức mới như Python, Machine Learning, Deep Learning và cho đến hiện tại, mình đang học Computer Vision.
Mình từng có buổi gặp mặt với đàn anh và biết đến bài toán Video Understanding. Tuy nhiên, thời điểm đó, cả kiến thức và kỹ năng vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của bài toàn trên. Chính vì vậy, mình lựa chọn bài toán đơn giản hơn để bắt đầu Object Detection.
2. Cảm xúc của bạn như thế nào khi biết bài báo của mình được lựa chọn đăng tại Hội nghị Quốc tế SoICT?
Bất ngờ, thật sự rất bất ngờ. Mình biết bản thân còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực này, bài báo cũng được thực hiện dựa trên góc nhìn riêng. Vậy nên khi nhận được email từ Ban tổ chức, mình khá ngạc nhiên và có chút vui mừng bởi thành quả nghiên cứu khoa học đã được công nhận.
Đây cũng là bước chân đầu tiên của mình trong lĩnh vực này, là động lực để bản thân thực hiện các kế hoạch sau này.
3. Thuận lợi và khó khăn bạn gặp phải trong quá trình nghiên cứu?
Tiếng Anh là rào cản đầu tiên và lớn nhất khi mình bắt tay vào nghiên cứu. Mình khá chật vật với điều này. Bởi môi trường mình lớn lên không quá coi trọng việc học ngôn ngữ. Khả năng tiếng Anh lủng củng, nói, đọc chưa tốt, ít từ vựng khiến việc tra cứu tài liệu của mình gặp nhiều khó khăn.
Tác giả tài liệu nghiên cứu đều là những nhóm thạc sĩ, tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Vì vậy trong quá trình tham khảo, nhiều kiến thức chuyên ngành mình chưa kịp nắm bắt. May mắn thay, mình luôn nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn từ TS Dương Việt Hằng. Cô luôn đồng hành trong suốt quá trình thực hiện, giúp mình hoàn thành xuất sắc bài báo, hoàn thành đam mê nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Quỹ nghiên cứu khoa học của trường bet365 betting đã hỗ trợ tài chính trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đây là sự trợ giúp to lớn từ nhà trường, giúp mình hoàn thành xuất sắc bài báo khoa học.
Đối với Mạnh, lập trình nghiên là thế giới chứa đầy những điều thú vị để khám phá
4. Theo bạn, UIT là môi trường học tập như thế nào?
Với mình, UIT là môi trường đề cao tinh thần tự học. Mình rất thích điều này bởi nhóm ngành công nghệ thay đổi theo từng ngày, từng giờ, đòi hỏi mỗi sinh viên cần nâng cao ý thức tự học, tự cập nhật kiến thức mới mỗi ngày mà không ỷ lại vào bất cứ điều gì.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của trường cũng rất trẻ trung, năng động, luôn giải đáp các thắc mắc của chúng mình một cách gần gũi, dễ hiểu nhất có thể. Đây là những điều mình mong muốn có được khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.
5. Đôi lời gửi đến các bạn sinh viên UIT:
Trên con đường chạm tới ước mơ không tránh khỏi khó khăn, gian khổ. Nhưng bạn hãy nhớ rằng chúng ta không một mình. Những người xung quanh ta chính là nguồn động lực, nguồn hỗ trợ lớn lao giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách. Những điểm tựa tinh thần vững chãi kết hợp với sự quyết tâm ở mỗi chúng ta là điều sẽ đưa chúng ta vượt qua “khủng hoảng tuổi đôi mươi” để tiến tới mục tiêu của mình. Các bạn hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân, tiếp tục bước đi với lòng kiên nhẫn và đừng bỏ quên niềm đam mê cháy bỏng của mình nhé!
Như Ý - Quỳnh Lam - Cộng tác viên trường bet365 betting