1.1 Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Khoa học máy tính phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.
- Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngữ nghĩa và ngôn ngữ tự nhiên.
- Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng liên quan; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc, phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết. Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.
- Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.
- Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.
1.2 Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
1) Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,....
2) Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
3) Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
4) Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
5) Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
1.3 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính theo học chế tín chỉ phải nhằm phục vụ thực thi mục tiêu đào tạo, vừa cung cấp nền tảng kiến thức, phương pháp tư duy và phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả vừa phải định hướng khả năng ứng dụng của sinh viên.
- Các kiến thức cơ sở được đặt trọng tâm, các kiến thức chuyên môn sẽ được giới thiệu và truyền đạt trên cơ sở nguyên lý chung, tạo điều kiện cho sinh viên tăng cường động cơ tự nghiên cứu tìm tòi, giúp sinh viên hình thành căn bản vững chắc cho việc phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tăng cường khả năng thích nghi tốt với thực tế làm việc.
- Chương trình đào tạo ngành Cử nhân Khoa học máy tính mang tính liên ngành, tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin của xã hội hiện nay..
- Chương trình gần với chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của nhiều trường đại học trên thế giới để có thể hợp tác quốc tế và đào tạo nâng cao sau này. Trong tương lai có thể có nhiều hình thức đào tạo ngoài chính quy nhưng tất cả đều có chung một chương trình đào tạo thống nhất với chất lượng đào tạo như nhau.
Xem chi tiết chương trình đào tạo tại