bet365 betting Nền tảng chính thức

Skip to content
  • Tiếng Việt

Đào tạo Thạc sĩ Khoa học Máy tính

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Mục tiêu đào tạo:

     Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.Chương trình cao học phải đảm bảo kiến thức cốt lõi cho ngành KHMT, và phát huy thế mạnh về tính chuyên sâu của các chuyên ngành KHMT của nhà trường, bao gồm: Công nghệ tri thức và máy học; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Thị giác máy tính.

     Học viên có kiến thức nền tảng và chuyên sâu, có phương pháp luận vững chắc, có khả năng ứng dụng các thành quả hiện đại của KHMT vào thực tiễn đáp ứng các nhu cầu cao của xã hội, có khả năng nghiên cứu và phát triển ở trình độ cao, cũng như có khả năng đóng vai trò lãnh đạo quản lý và đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Việc đào tạo được thực hiện theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng, cụ thể:

  • Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu: cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
  • Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng: giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

     Các kiến thức cơ sở và chuyên môn sâu được đặt là trọng tâm, tạo điều kiện cho học viên tăng cường động cơ tự nghiên cứu tìm tòi, giúp học viên có thể phát triển kiến thức, tăng cường năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

1.2 Hình thức và thời gian đào tạo:

Hình thức đào tạo tập trung, thời gian đào tạo là 24 tháng (02 năm)

1.3 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo

  • Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khoa học máy tính theo học chế tín chỉ phải nhằm phục vụ thực thi mục tiêu đào tạo, cung cấp các kiến thức chuyên sâu của ngành Khoa học máy tính, định hướng học viên đi vào nghiên cứu các kiến thức chuyên môn hoặc có thể ứng dụng thành thạo để phục vụ nhu cầu xã hội.
  • Các kiến thức cơ sở và chuyên môn sâu được đặt là trọng tâm, tạo điều kiện cho học viên tăng cường động cơ tự nghiên cứu tìm tòi, giúp học viên có thể phát triển kiến thức, tăng cường năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
  • Học viên ngành Khoa học máy tính có khả năng hội nhập quốc tế và học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.

1.4 Chuẩn đầu ra

      Chương trình đào tạo cao học KHMT sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng cơ sở cũng như chuyên sâu cần thiết cùng với môi trường học tập đạt trình độ quốc tế. Mục tiêu là giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở môi trường khoa học và công nghệ cao, ở trong và ngoài nước. Học viên cũng được chú trọng đào tạo phương pháp nghiên cứu khoa học, phát huy tính sáng tạo, có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu trong các môi trường tiên tiến trên thế giới.

1.4.1 Kiến thức

- Các kiến thức tập trung chuyên sâu vào các lĩnh vực phát triển các hệ thống thông minh và hệ cơ sở tri thức, xử lý ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tương tác người máy, cùng với một số lĩnh vực liên quan. Đây là các lĩnh vực hiện được thế giới quan tâm nghiên cứu, phát triển.

- Đối với định hướng nghiên cứu: Các kiến thức của chuyên ngành Khoa học máy tính, cùng với nâng cao kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học để học viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

- Đối với định hướng ứng dụng:Học viên tốt nghiệp có thể ứng dụng các kiến thức chuyên ngành của KHMT để giải quyết các vấn đề trong thực tế, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người

1.4.2 Kỹ năng

- Bên cạnh việc thuần thục kỹ năng thực hành, học viên còn có các kỹ năng phân tích, thiết kế, lập luận và thực nghiệm một cách hệ thống, khoa học cho các bài toán lớn có độ phức tạp cao.

- Kỹ năng tự tìm tòi, nghiên cứu, có tính sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề chuyên môn phức tạp.

1.4.3 Phẩm chất, thái độ

- Chấp hành nghiêm túc pháp luật, tuân thủ các qui định trong các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ.

- Tích cực hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự nghiệp phát triển nền công nghệ thông tin Việt Nam.

- Thái độ tự học tập và nâng cao trình độ.

1.4.4 Năng lực và vị trí việc làm

- Có khả năng tham gia các dự án phát triển, khai thác, quản lý các hệ thống tin học, đặc biệt là các hệ thống thông minh, hệ thống giải quyết vấn đề có độ phức tạp cao; có khả năng tiếp cận một cách khoa học đối với các vấn đề mới trong công nghệ thông tin; có năng lực giao tiếp về chuyên môn bằng tiếng Anh.

- Đối với định hướng nghiên cứu:Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ KHMT có năng lực tự nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu; có khả năng tiếp tục nghiên cứu ở bậc tiến sĩ; có khả năng công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu;có thể mở rộng kiến thức những lĩnh vực liên quan khác trong ngành CNTT thông qua các môn chọn.

- Đối với định hướng ứng dụng:Có năng lực ứng dụng các thành quả của KHMT vào thực tiễn hướng tới nền kinh tế tri thức, cũng như có khả năng đóng vai trò lãnh đạo để phát triển và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1 CÁC KHỐI KIẾN THỨC

KHỐI KIẾN THỨC

SỐ TÍN CHỈ

GHI CHÚ

Định hướng nghiên cứu

Định hướng ứng dụng

Kiến thức chung

Triết học

3

3

 

Toán học

4

4

 

Anh văn

 

 

Theo chuẩn đầu ra

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

8

8

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

Định hướng nghiên cứu

Lựa chọn theo chuyên ngành

≥ 12

≥ 12

 

Chọn tự do

≥ 16

≥ 23

 

Luận văn tốt nghiệp

15

10

 

Tổng cộng

³ 60

³ 60

Học viên có thể tích lũy nhiều hơn60tín chỉ.

2.2 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY DỰ KIẾN

 

Mã môn học

Tên môn học

Ghi chú

Nhóm học phần 1

(04 tháng)

PH2001

Triết học

 

MA2001

Toán học cho máy tính

CS2101

Công nghệ tri thức và ứng dụng

CS2102

Thuật toán và phương phápgiải quyết vấn đề

Nhóm học phần 2

(04 tháng)

 

Các môn chọn hẹp

Học viên chọn học ≥ 12 TC

 

02 môn tự chọn tự do

 

Nhóm học phần 3

(04 tháng)

 

04 môn tự chọn tự do

- Học viên chọn các học phần để đảm bảo đủ số tín chỉ theo chương trình.

- Học viên chọn định hướng nghiên cứu chuẩn bị đề cương và nộp sau khi kết thúc nhóm học phần này

2.3 Định hướng nghiên cứu

 

Mã môn học

Tên môn học

Ghi chú

Giai đoạn thực hiện luận văn (15 chỉ)

CS2205

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

CS2501

Luận văn tốt nghiệp (15 TC)

- Học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp.

- Đăng bài báo khoa học

 

2.4 Định hướng ứng dụng

 

Mã môn học

Tên môn học

Ghi chú

Nhóm học phần 3

(04 tháng)

 

04 môn tự chọn tự do

- Học viên chọn các học phần để đảm bảo đủ số tín chỉ theo chương trình.

- Học viên chuẩn bị đề cương luận văn và nộp sau khi kết thúc nhóm học phần này

Giai đoạn thực hiện luận văn (10 chỉ)

CS2503

Luận văn tốt nghiệp (10 TC)

- Học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp.