"Cuộc thi năm nay khá gay cấn khi tất cả các đội đều có kiến thức vững vàng. Mọi đội tuyển đều có thế mạnh và sự tự tin nên đây là cơ hội để chúng em được cọ xát với người trong lĩnh vực ở những nước lân cận. Đây là cuộc thi bổ ích, cần được triển khai nhiều hơn", thí sinh Nguyễn Duy Huy (đội tuyển Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết.
Đội tuyển UIT là 2 trong 4 đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi gồm 8 bạn sinh viên đang theo học Chương trình Tài năng ngành An toàn thông tin khóa 2021, 2022 - Khoa Mạng máy tính và Truyền thông, đang sinh hoạt tại CLB An toàn thông tin Wanna.W1n - trực thuộc Phòng thí nghiệm An toàn thông tin (InSecLab):
- Bảng General - đội UIT.Wolf_Brigade gồm: Lê Phú Đức, Nguyễn Hữu Dương, Lê Khắc Trung Nam, Lê Mậu Anh Phong
- Bảng Student - đội UIT.Oppenheimer gồm: Nguyễn Duy Huy, Ngô Vinh Huy, Hứa Minh Duy, Võ Nguyên Chương
Đội tuyển UIT giành giải Nhất ở bảng General và bảng Student cuộc thi ASEAN Cyber Shield 2024. Tổng giá trị giải thưởng là 40.000 USD.
Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield 2024 (ACS lần 2), nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam, được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu. ASEAN Cyber Shield là một phần của Dự án lá chắn mạng ASEAN, quỹ hợp tác Hàn Quốc-ASEAN và cuộc thi đầu tiên đã được tổ chức tại Jakarta, Indonesia vào năm 2023.
Cuộc thi ACS lần thứ 2 được tổ chức từ ngày 19-22/11/2024 tại TP Hạ Long, Quảng Ninh với 37 đội từ 10 nước ASEAN. Cuộc thi cung cấp một nền tảng để các tài năng trong lĩnh vực an ninh mạng trình diễn. Đồng thời, đẩy mạnh sáng tạo đổi mới và hợp tác trong khu vực ASEAN.
Cuộc thi ACS lần 2 bao gồm vòng sơ loại (giải quyết vấn đề), vòng chung kết (tấn công và phòng thủ) và hội nghị. Năm nay, tổng cộng có 150 người tham gia từ 38 đội đến từ 10 quốc gia ASEAN. Cuộc thi chia làm 2 bảng đấu là: General và Student. Trong đó, bảng General gồm các thí sinh đến từ các doanh nghiệp hay trường đại học (không nhất thiết là sinh viên); bảng Student là sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở ASEAN.
Cuộc thi nêu ra các vấn đề dựa trên kịch bản phản ánh các lĩnh vực dễ bị tổn thương (tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số) và các công nghệ mới nhất (AI, blockchain, v.v.). Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc (MSIT) giải thích rằng các câu hỏi được đặt ra được thiết kế với mục tiêu đào tạo các chuyên gia an ninh mạng có năng lực kỹ thuật phù hợp với nhu cầu bảo mật.
Mọi thông tin chi tiết xem tại:
Đông Xanh - Cộng tác viên truyền thông Trường bet365 betting